Bài học cho Khải Silk từ thị trường bánh xe đẩy và xe đẩy hàng

Đã đành kinh doanh là phải có lãi nhưng kinh doanh kiểu chiếc khăn lụa giá tới tiền triệu của Khải Silk lại hóa ra chỉ là cái khăn bình dân đáng giá mấy chục Nhân dân tệ của Trung Quốc có nên không. Chiếc khăn của ông Khải chỉ là gán mác “Made in Vietnam” âu cũng là nhẹ nhàng, dù gì cũng chỉ đẩy lên là hàng Việt cao cấp thôi. Ấy thế mà trên thị trường bánh xe đẩy hiện nay một số mặt hàng bánh xe đẩy và xe đẩy hàng Trung Quốc còn mang danh là hàng Đài Loan, Mỹ, Châu Âu với giá bán cao ngất ngưởng.

 Logo mới của công ty sản xuất bánh xe Phong Thạnh  Bánh xe đẩy Gia Cường Thịnh
Logo Phong Thạnh Logo Gia Cường Thịnh

Không nói đi đâu xa, bánh xe xuất xứ Việt Nam như bánh xe đẩy Việt Nam như Phong Thạnh và Gia Cường Thịnh cũng bị nhiều đơn vị thương mại cải biến xuất xứ là Đài Loan. Thực tế hai công ty này có người sáng lập và cổ đông đều là người Việt gốc Hoa nên họ có sử dụng song ngữ Tiếng Việt, tiếng Trung thể hiện trên tài liệu và sản phẩm. Kết hợp với lời người bán và quả thực kiểu dáng và chất lượng hai hãng này vốn là nhất nhì Việt Nam rồi nên dễ khiến người tiêu dùng hiểu nhẩm. Cho tới thời điểm hiện tại là năm 2017 Blog bánh xe vẫn nhận được những yêu cầu từ khách là phải hàng Phong Thạnh Đài Loan mới mua (^^).

 Bánh xe đẩy Phong Thạnh  Logo bánh xe SUPO, Trung Quốc
Logo GLOBE Logo SUPO

Thậm chí, thương hiệu bánh xe GLOBE và SUPO do Blog bánh xe phân phối có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đã từng được một số đơn vị nhập lẻ tiểu ngạch về và bán ra với quảng cáo là hàng của Đức và tất nhiên với giá thành cũng phải tương xứng với xuất xứ mới của nó.

Một điều nữa là Bác Khải thực ra hoàn toàn có thể học hỏi ngành công nghiệp bánh xe. Ta đâu nhất thiết phải báo cáo với người tiêu dùng rằng khăn lụa bán ra có xuất xứ Trung Quốc. Dù là hàng của ta nhập khẩu từ Trung Quốc với C/O form E để thuế thấp thì Bác Khải chỉ cần áp dụng chiêu miêu tả (né tránh) xuất xứ hàng hóa như sau:

Nhãn hiệu bánh xe đẩy Mỹ tại Việt Nam
Bánh xe C (Mỹ) hoặc Shen (Nhật)

Hoặc:

Xe đẩy hàng công nghệ Đài Loan, chính hãng 100% hoặc thương hiệu Đài Loan, xuất xứ chính hãng
Chính hãng Đài Loan. Sản xuất 100% theo dây chuyền và tiêu chuẩn Châu Âu

Vậy là xong. Dân mua hàng chỉ biết thương hiệu của Bác là xịn, là chính hãng, 100% tiêu chuẩn Châu Âu là họ mua thôi. Bác sẽ không phải mang tiếng lừa dối khách hàng, phải cắt mác mà chỉ là “quên” hoặc không nói xổ toẹt hàng này là hàng Trung Quốc cho dân biết là được. Họ mua xong là xong, lãi mình đút túi. Khăn lụa xịn mua còn khó mà trả lại (vì mấy người Việt Nam giữ được cái hóa đơn, chứng từ mua hàng) nữa là mấy cái bánh xe đẩy nhỏ nhỏ này, phải không ạ ?

Để tránh bị rơi vào bẫy xuất xứ như đã kể ở trên, bạn có thể yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ như bài viết trước đã đăng của Blog bánh xe về nạn mạo danh bánh xe đẩy và xe đẩy hàng có xuất xứ Đài Loan tại đây: Bánh xe và xe đẩy hàng bán ở Việt Nam có xuất xứ Đài Loan không ?

Về phần mình, tại thời điểm hiện tại (Tháng 10 năm 2017) Blog bánh xe hiện đang phân phối các thương hiệu có xuất xứ như sau:

Tên hãng Xuất xứ Tên hãng Xuất xứ
Phong Thạnh Việt Nam GLOBE Trung Quốc
Gia Cường Thịnh Việt Nam SUPO Trung Quốc
Thuận Đức Phát Việt Nam Feida Trung Quốc
Sài Gòn khác Việt Nam Sisiku Nhật Bản

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top