Khái niệm vật liệu dẫn điện, tán điện, cách điện và chống tĩnh điện

Blog bánh xe nhận thấy nhu cầu ngày càng gia tăng với bánh xe chống tĩnh điện làm chân giá, kệ và bàn thao tác cho các nhà máy điện tử lớn như Samsung, LG, Nokia, … Với đặc thù là ngành sản xuất kỹ thuật cao, đòi hỏi trong quá trình sản xuất phải không bụi bẩn từ không khí và môi trường làm việc không tồn tại tĩnh điện.

Bo mạch điện tử cần được bảo vệ nhờ bánh xe chống tĩnh điện

Các linh kiện điện tử như IC rất nhạy về điện, nó nhạy đến mức mà đôi khi chính tĩnh điện từ thân người cũng đủ để làm hỏng cách điện của mạch trong IC. Hoặc tĩnh điện sẽ hút bụi bẩn ở môi trường gây ra rủi ro đáng tiếc trong quá trình chế tạo và lắp ráp

Blog bánh xe đã có bài viết Bàn về tĩnh điện. Tuy nhiên ít người hiểu được bản chất của khái niệm chống tĩnh điện và vật liệu chống tĩnh điện thế nào mới đạt yêu cầu. Do vậy cần một bài viết mới này để giúp mọi người lựa chọn bánh xe chống tĩnh điện đúng cách.

Theo mục đích chống tĩnh điện, các vật liệu được phân loại theo tốc độ truyền dẫn điện tích qua nó. Tốc độ này có thể đo đạc được qua một đại lượng vật lý đặc trưng là độ trở kháng: thể hiện sự cản trở truyền dẫn điện tích của vật liệu.

Độ trở kháng được đo bằng đơn vị đo Ω (ohm) theo lũy thừa của 10. Giá trị của độ trở kháng càng nhỏ thì khả năng dẫn điện càng tăng, nếu độ trở kháng nhỏ tới một giá trị nhất định sẽ được gọi là vật liệu chống tĩnh điện (Anti static).

Phân loại Tốc độ dẫn truyền Mức độ cản trở Ohms Chống tĩnh điện
Dẫn điện Rất nhanh Rất thấp 103 – 105
Tán điện Nhanh, nhưng cần giám sát Trung bình 106 – 1010
Cách điện Chậm hoặc không dẫn truyền Rất mạnh 1011 + Không

Bảng phân loại vật liệu chống tĩnh điện theo tiêu chuẩn của EIA (Electronic Industries Alliance – Liên minh doanh nghiệp điện tử)

Vật liệu dẫn điện: Có độ trở kháng rất thấp nên các dòng điện tích sẽ thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng trên bề mặt hoặc trong lõi. Điện tích sẽ được truyền xuống đất hoặc qua các vật dẫn điện khác đặt sát hoặc tiếp xúc với nó. Vật liệu dẫn điện phải có độ trở kháng trên bề mặt không quá 105 Ω/sq hoặc độ trở kháng trung bình dưới 104 Ω/sq.

Vật liệu tán điện: Tốc độ di chuyển điện tích nhanh nhưng vẫn chậm hơn so với vật liệu dẫn điện. Do vậy cần có quy trình giám sát và điều khiển chặt chẽ để đảm bảo tĩnh điện trên bề mặt vật liệu được tiêu tán đúng lúc và kịp thời. Yêu cầu độ trở kháng ở mức từ 105 Ω/sq – 1012 Ω/sq trên bề mặt và trung bình dao động trong khoảng 104 Ω/sq – 1011 Ω/sq. Trong lĩnh vực hàng điện tử chỉ được sử dụng vật liệu tán điện có trở kháng tối đa không quá 109 Ω/sq.

Vật liệu cách điện: ngăn trở điện tích di chuyển rất mạnh hoặc gần như là hoàn toàn. Tĩnh điện có thể lưu trữ và thậm chí là tích tụ trên bề mặt vật liệu này trong thời gian dài và rất khó để triệt tiêu hoàn toàn. Vật liệu cách điện có độ trở kháng trên bề mặt lớn hơn 1012 Ω/sq và trung bình ít nhất 1011 Ω/sq.

Vật liệu chống tĩnh điện: là khái niệm để chỉ các loại vật liệu giúp giải phóng và ngăn cản tĩnh điện tích tụ. Theo đó vật liệu dẫn điện và vật liệu tán điện được gọi là vật liệu chống tĩnh điện. Còn vật liệu cách điện không phải là vật liệu chống tĩnh điện.

Vật liệu Ohm Vật liệu Ohm
Bạc 1.59×10−8 Đồng 1.68×10−8
Vàng 2.44×10−8 Nhôm 2.82×10−8
Sắt 1.0×10−7 INOX 6.9×10−7
Nước biển 2×10−1 Nước ngọt 2×101 – 2×103
Kính, thủy tinh 10×1010 – 10×1014 Cao su cứng 1×1013
Gỗ (khô) 1×1014 – 16 Không khí 1.3×1016 – 3.3×1016
Nhựa PET 10×1020 Teflon (kếp) 10×1022 – 10×1024

Độ trở kháng của một số vật liệu thông dụng (ở nhiệt độ 20°C)

Bánh xe chống tĩnh điện

Trước hết, phải hiểu rõ bánh xe chống tĩnh điện không phải là bánh xe cách điện mà phải dẫn điện tốt hoặc ít cản trờ điện tích di chuyển. Độ trở kháng của toàn bộ bánh xe (gồm khung càng và bánh lốp) ở mọi vị trí phải đạt mức 103 – 109 Ω/sq. Thông thường, bánh xe cao su dẫn điện (độ trở kháng 103 – 105 Ω/sq) là tốt nhất vì tĩnh điện sinh ra trong quá trình sản xuất sẽ bị truyền dẫn và triệt tiêu rất nhanh.

Blog bánh xe hiện chỉ cung cấp bánh xe có độ trở kháng thấp ở nức 103 – 105 Ω/sq gồm:

Bánh xe chống tĩnh điện màu xám


Thuật ngữ tiếng Anh về chống tĩnh điện:

  • Tĩnh điện: Static electricity, Electrostatic
  • Chống tĩnh điện: Anti static/ anti-static. Anti static = Conductive + Dissipative
  • Dẫn điện: Electric Conductive
  • Tán điện: Electric Dissipative
  • Cách điện: Electric Insulative
  • Sự phóng tĩnh điện: ESD ~ Electro Static Discharge
  • Sự bám hút: ESA ~ Electro Static Atraction

Nguồn: http://transforming-technologies.com/esd-fyi/difference-between-conductive-dissipative-and-insulative/

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top