Phương pháp chống rỉ sét cho bánh xe đẩy càng thép

Chống rỉ cho khung càng thép là một trong những công việc quan trọng của ngành công nghiệp bánh xe. Có nhiều cách hoàn thiện bề mặt thép để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của rỉ sét. Có 2 phương pháp chính mà ai cũng biết đó là là sơn phủ và mạ kẽm. Blog bánh xe sẽ nói sơ qua về khái niệm, ưu nhược điểm của 2 phương pháp như sau:

Sơn phủ

Sơn phủ là việc bao phủ bên ngoài càng thép bằng một lớp chất dẻo. Có thể sơn tay, sơn sấy hoặc sơn tĩnh điện. Rỉ sét sẽ bị ngăn ngừa tuyệt đối vì các tác nhân gây rỉ sét (nước, hơi nước, muối, hóa chất, vv…) chị lớp sơn phủ chặn không thể tiếp xúc với lõi thép ở bên trong. Theo lý thuyết, nếu sử dụng công nghệ cao như sơn tĩnh điện sẽ cho hiệu quả rất tốt và bền lâu, hơn nữa ta có thể sơn màu tùy ý để tăng độ thẩm mỹ của bánh xe.

Bánh xe đẩy càng thép sơn tĩnh điện (SUPO)

Bánh xe đẩy SUPO đặc trưng với càng thép sơn tĩnh điện với tông màu xanh đen

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Blog bánh xe, bánh xe càng sơn không tránh được việc bị va đập vật lý với chân, tường, vật dụng khác trong quá trình sử dụng gây xước sơn. Từ một vết xước nhỏ do tác động ăn mòn từ môi trường cũng sẽ bị xé thành các mảng vỡ lớn hơn (vỡ theo mảng giống sơn tường). Và một khi đã mất đi lớp phủ, càng thép nguyên thủy sẽ rất nhanh bị rỉ sét dẫn đến hỏng hóc.

Mạ kẽm

Về bản chất, mạ kẽm đơn giản là tạo lớp phủ bảo vệ bằng kẽm lên bề mặt thép. Khác với sơn phủ là bảo vệ bằng ngăn chặn thì ở phương pháp này, lớp phủ bằng kẽm sẽ thay lõi thép bên trong tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây oxy hóa từ môi trường bên ngoài. Do vậy mạ kẽm cũng không thể hoàn toàn chống được rỉ sét nhưng quá trình để lớp phủ kẽm bị oxy hóa hoàn toàn cũng phải mất một thời gian thậm chí là rất lâu.

Bánh xe càng thép mạ Zn (Zinc)

Bánh xe cố định có càng thép mạ kẽm (Zinc – Zn) của SUPO

Hơn nữa ngay cả khi có những vết xước làm phá bỏ lớp kẽm trên bề mặt thì khi oxy hóa, lớp thép ở dưới sẽ trở thành cực âm (cathode) còn lớp phủ kẽm là cực dương (anode) sự trao đổi điện tích qua lại giúp kéo lớp kẽm bao phủ lân cận để bảo vệ cho lõi thép bên trong. Những vết xước cũng được bảo vệ, dù là chất lượng bảo vệ sẽ không bằng các điểm còn nguyên vẹn khác.

Bánh xe cao su lốp hơi mạ Cr (Chromium)

Bánh xe lốp hơi bằng cao su nhân tạo. Càng thép mạ kẽm với Cr (Chromium) màu vàng sáng rất bắt mắt

Do vậy tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể linh hoạt lựa chọn bánh xe với càng thép được sơn phủ hoặc mạ kẽm. Ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm và trời nồm nên thực tế bánh xe càng thép mà sơn sẽ bền hơn. Do vậy nếu xét thấy hệ thống xe đẩy ít di chuyển hoặc dùng trong văn phòng (ít gặp chướng ngại trên đường) thì sơn phủ là tốt hơn. Với môi trường làm việc công nghiệp khó tránh va chạm dĩ nhiên càng thép mạ kẽm là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Tại Việt Nam, bánh xe có càng thép sơn tĩnh điện cũng chỉ mới du nhập khoảng 6 – 7 năm gần đây nhưng cũng chưa thể lấn át được càng thép mạ kẽm truyền thống. Do vậy Blog bánh xe sẽ gửi thêm một bài viết chuyên sâu hơn về phương pháp mạ kẽm và các tiêu chuẩn liên quan.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top