Bảo dưỡng bánh xe đẩy đúng cách

Bảo dưỡng định kỳ cho bánh xe là công việc giản đơn nhưng giúp cải thiện và kéo dài tuổi thọ của bánh xe đẩy. Thực hiện theo các bước sau đây đảm bảo bánh xe vận hành theo đúng mong muốn và yêu cầu của bạn.

A. Các tình huống làm giảm hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của bánh xe đẩy

Trong nhiều trường hợp, bánh xe đẩy bị mòn và xuống cấp nhanh chóng do phải làm việc quá tải hoặc vượt quá công năng thiết kế. Điều quan trọng nhất là bạn lựa chọn đúng loại bánh phù hợp cho nhu cầu của bạn. Bạn có thể tham khảo bài viết về Đặc tính của bánh xe theo chất liệu (V. 2017) trên Blog bánh xe hoặc liên hệ với Bánh xe đẩy hàng Hà Nội trước khi mua hàng để được tư vấn vật liệu bánh xe đẩy tốt nhất.

B. Kiểm tra bánh xe công nghiệp định kỳ như sau

1. Chân bánh xe ~ chân thép

  • Vặn chặt các bulông, ê cu. Kiểm tra các mối hàn trên khung có bị rỉ sét, mọt hay không
  • Kiểm tra theo khung càng có bị biến dạng, méo (do quá tải hoặc ngoại lực tác động). Khung càng bị biến dạng là nguyên nhân gây hư hỏng bánh xe do lực tải không được phân tán đều mà dồn nhiều lên 1 – 2 bánh xe chính.
  • Bánh xe là loại cọc vít, cọc cá hoặc cọc giáo – cần đảm bảo chân của thiết bị không bị uốn cong và bu lông được bảo vệ thích hợp.
  • Luôn luôn sử dụng long đen vênh hoặc ê cu chống trôi khi lắp bánh xe với mặt sàn.
  • Khung giỏ hàng hoặc thiết bị nên được kiểm tra định kỳ đối với các vết nứt, mọt (đặc biệt là xe đẩy hay đi trên nền xấu, xóc)

2. Bôi trơn, tra mỡ

  • Tất cả các ổ bi phải được bôi trơn bằng mỡ đa dụng chất lượng cao có áp lực cực tốt và chống mài mòn, cũng như chịu được nhiệt độ phù hợp với yêu cầu sử dụng. Tuổi thọ của bánh xe và vòng bi sẽ kéo dài hơn nếu được bôi trơn thường xuyên.
  • Thực hiện tra mỡ định kỳ 6 tháng một lần trong điều kiện làm việc bình thường. Tuy nhiên trong điều kiện sử dụng khắc nghiệt (chở nặng, nhiều và liên tục) hoặc môi trường làm việc không thuận lợi (có hơi nước, chất ăn mòn, bụi bẩn) thực hiện định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.
  • Sau mỗi lần xịt, rửa xe đẩy hàng nên thực hiện bôi trơn lại.

3. Bánh xe rời

  • Quan sát độ mòn bánh xe bằng mắt thường. Bánh xe nếu không tròn có điểm bị dẹt, phẳng đi thì có thể nghĩ đến nguyên nhân là bánh xe bị cuốn sợi, dây nylon, tóc, vv… để loại bỏ ngay. Nên mua bánh xe có ốp che để giảm thiểu thiệt hại do dây cuốn trục. Ngoài ra bánh xe nếu bị lỏng ốc hoặc bị kẹt phanh dẫn đến hiện tượng bánh xe không lăn mà bị kéo rệt trên mặt đất gây mòn vẹt. Khi đó nên thay thế bánh xe để các bánh xe lăn đều và ổn định.
  • Sau khi kiểm tra và sửa chữa, đảm bảo bánh xe được lắp chặt với khung. Xiết bằng ê cu có chống trôi.

4. Tấm đế và cổ xoay

  • Cổ xoay của bánh xe nếu xộc xệch thì cần phải thay thế ngay. Nếu là dòng bánh xe cổ bi tì thì có thể xiết lại ê cu chủ cho chặt
  • Bánh xe xoay hướng kém, rít: kiểm tra rãnh bi xem có rỉ sét hoặc bụi bẩn không. Từ đó rửa và bôi trơn, tra mỡ lại
  • Kiểm tra khung càng của bánh xe cố định có bị bẻ không. Nếu có cần căn chỉnh lại cho các bánh xe cố định được lắp đặt song song với nhau.
  • Vặn lại bulông giữ tấm mặt đế của bánh xe với sàn. Hoặc nếu hàn chết thì kiểm tra mối hàn còn tốt, không bị nứt, rỉ, mọt.

5. Sử dụng xe đẩy đúng cách

  • Hàng hóa cần đặt nhẹ nhàng lên xe, không thả, ném mạnh hàng vào xe. Vì lực tác động đột ngột có thể gây xóc và làm hư hỏng bánh xe hoặc sàn xe đẩy.
  • Sử dụng xe đẩy với tốc độ cao trên mặt sàn xấu, gồ ghề có thể nhanh chóng tạo ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống xe đẩy hàng. Cần tuân thủ đúng tốc độ di chuyển, tăng/ giảm tốc từ từ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top