Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng bánh xe đẩy hàng (2011)

I. Lắp đặt bánh xe với hệ thống xe đẩy

1. Hướng dẫn lắp đặt

  • Sử dụng bánh xe có tải trọng phù hợp với công việc. Nên có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc ổ gà.
  • Sử dụng bánh xe cùng Series cho cùng một hệ thống xe đẩy. Trường hợp sử dụng 2 Series khác nhau phải đảm bảo bánh xe có cùng chiều cao hoặc kê đệm thêm cho phù hợp.
  • Các bánh xe phải lắp cân bằng với nhau sao cho khi đặt xe đẩy trên mặt sàn phẳng, 4 bánh xe phải cùng chạm mặt sàn.
  • Chú ý tới bán kính xoay của bánh xe di động – không được để các đường giới hạn xoay chạm nhau.
  • Các bánh xe cố định phải lắp tuyệt đối song song với nhau.
  • Sử dụng đúng loại bulon và ê cu, bắt chặt bánh xe với hệ thống xe đẩy trước khi sử dụng.

2. Sơ đồ lắp kết hợp bánh xe xoay và cố định

Bánh xe đẩy hàng có thể lắp làm xe đẩy để sử dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa và trang trí. Tuy vậy bạn không nhất thiết phải sử dụng cùng một loại bánh xe mà có thể kết hợp các loại bánh xe để tạo ra một chiếc xe đẩy phù hợp với mình. Dưới đây là một số cách lắp đặt kết hợp giữa bánh xe quay và cố định:

Tam giác ba bánh xe đẩy xoay Bánh xe đẩy: 4 bánh cố định Bánh xe đẩy: 4 bánh xoay
3 bánh quay Thoi cố định 4 bánh quay
  • Tam giác quay: Bánh xe di động 3 chiếc được lắp ở 3 góc của xe đẩy. Kiểu lắp bánh xe này thường được áp dụng cho các xe đẩy dolly (xe đẩy không có tay cầm) 3 cạnh hoặc xe dolly 4 cạnh cỡ nhỏ. Hàng được đặt cố định nhờ các gờ ở quanh thành xe đẩy. Người sử dụng sẽ tác dụng lực tì vào hàng hoặc phần đế của xe để đẩy xe di chuyển. Nói chung xe di chuyển linh hoạt và xoay chuyển dễ dàng nhưng hàng hóa phải đặt cân nếu không sẽ rất dễ lật xe.
  • Thoi cố định: Là cách kết hợp đơn giản nhất và tiết kiệm nhất. Chỉ sử dụng 4 bánh xe cố định và lắp ráp sao cho tạo thành 1 hình thoi có hướng tiến về cạnh nhỏ của sàn chữ nhật. Xe đẩy này chủ yếu di chuyển trên đường thẳng, và đi xa. Xe bẻ hướng rất khó do góc quay của toàn bộ xe rất nhỏ. Chỉ nên áp dụng khi trọng tải cả xe và hàng là không đáng kể, đường đi là thẳng, và cần tránh các nơi có địa thế dốc.
  • Bốn bánh quay: Áp dụng cho các trường hợp xe đẩy dùng nơi chật hẹp, đường ngõ quanh co hoặc đông người qua lại. Nhờ lắp đều 4 bánh xe di động nên xe đẩy có thể di chuyển hoàn toàn theo hướng của lực đẩy. Xe rất linh hoạt, có thể sử dụng trên mọi địa hình, môi trường; tuy nhiên nếu nhà xưởng của bạn rộng thì nên ứng dụng kiểu lắp 2 bánh quay 2 bánh cố định để giảm chi phí. Hơn nữa bánh xe cố định khi cần sửa chữa hoặc bảo dưỡng cũng đơn giản và ít tốn kém hơn. Một lưu ý nhỏ là nếu xe đẩy phải sử dụng ở khu vực dốc bạn nên sử dụng loại bánh xe quay có phanh.
Bánh xe đẩy: 2 bánh xoay, 2 bánh cố định Bánh xe đẩy: 2 bánh xoay, 2 bánh cố định lắp hình thoi Bánh xe đẩy: 4 bánh xoay, 2 bánh cố định

2 bánh quay, 2 bánh cố định

Thoi quay

4 bánh quay, 2 bánh cố định

  • Hai bánh quay, hai bánh cố định: Cách kết hợp phổ biến nhất do tính kinh tế và hiệu quả của nó. Xe đẩy tuy không thể tùy ý đẩy theo hướng của lực nhưng vẫn có thể xoay hướng nhờ hệ thống bánh lái dẫn đường. Hơn nữa sử dụng bánh xe cố định giúp giảm đáng kể các chi phí đầu tư, sửa chữa cũng như thay thế. Thường dùng cho các xe đẩy chở thành phẩm tới nơi tập kết hoặc đẩy trong khuôn viên nhà xưởng, đẩy ngoài đường nhựa.
  • Thoi quay: Hiệu quả kinh tế là tương tự như cách lắp theo hình chữ nhật nhưng kiểu kết hợp theo hình thoi sẽ giúp xe đẩy di chuyển linh hoạt hơn.Tuy nhiên do xe đẩy khá linh hoạt nên cần chú ý tuyệt đối khi sử dụng xe đẩy này ở những khu vực dốc.
  • Bốn bánh quay, hai bánh cố định: Dùng cho xe đẩy dài và chở nặng. 2 bánh xe đẩy hàng cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng. Giải pháp mang tính kinh tế và ít ảnh hưởng tới khả năng điều hướng của xe đẩy. Đôi khi với các xe đẩy dài, để tránh võng sàn xe; người ta hàn thêm các thanh thép làm gân gia cố thêm ở trung tâm sàn xe. Tại vị trí đó, ta lắp thêm một bánh xe di động để đảm bảo trọng lực được dàn đều cho sàn xe.

II. Hướng dẫn sử dụng bánh xe và xe đẩy

1. Tốc độ di chuyển:

Trong điều kiện nhiệt độ bình thường và điều kiện mặt sàn bằng phẳng, bạn đẩy xe tăng tốc từ từ và tốc độ bạn đẩy xe tối đa không vượt quá tốc độ đi bộ của người (6-8 km/h). Đồng thời bạn tránh các lực tác động đột ngột tới chuyển động của xe như: va chạm với chướng ngại vật trên đường, rung lắc do đường xấu, vv…. Ngoài ra bạn không nên để bánh xe, xe đẩy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài do ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, đẩy nhanh quá trình mài mòn.

Thông thường, bánh xe có đường kính dưới 75mm – tốc độ di chuyển lý tưởng là 2km/h. Bánh xe đường kính dưới 100mm, tốc độ dưới 4km/h

2. Vệ sinh và bảo dưỡng:

Thực hiện vệ sinh, loại trừ các vật lạ cuốn theo lốp và trục bánh xe, bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn định kỳ.

3. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn:

Bạn cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về an toàn sử dụng dưới đây:

Bánh xe chở đúng tải trọng 1. Không chất quá tải trọng ghi trên Catalog và hướng dẫn của nhân viên bán hàng. Móc nối với xe kéo 6. Không móc nối hệ thống xe đẩy với xe kéo, xe điện. Vận tốc và khả năng gia tốc của các loại xe này không phù hợp với tốc độ di chuyển cho phép của hệ thống xe đẩy.
Hàng xếp cân đều 2. Xếp hàng dàn đều căn cứ theo trọng tâm của xe đẩy. Không nên xếp hàng thiên về một bên, sẽ khó đẩy và dễ gây lật xe. Đứng trên xe đẩy dễ bị ngã 7. Sử dụng hệ thống xe đẩy đúng mục đích. Không leo trèo, đùa nghịch trên xe.
Không rê ngang bánh xe cố định 3. Khi vận hành xe đẩy có lắp bánh xe cố định, bạn tránh tác động lực ngang vào bánh xe loại này. Nếu lực tác động mạnh hoặc lâu dài sẽ khiến bánh xe bị vặn, xoắn gây lệch trục làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Kiểm tra khóa bánh xe 8. Kiểm tra bánh xe có ở trạng thái phanh hay không trước khi đẩy.
Shock do va đập, kéo trên bậc 4. Không đẩy xe trên cầu thang, bánh xe rất dễ bị hư hỏng do các lực tác động không tự nhiên: rung chấn, lực quán tính khi xe “rơi” từ bậc trên xuống bậc dưới. Khóa bánh xe bị kẹt 9. Thiết kế của phanh chỉ cần lực tác động bình thường của chân người sử dụng, tuyệt đối không dùng vật nặng gõ, đập vào phanh có thể gây trật gá lắp phanh.
Bánh xe đi trên đường gập ghềnh 5. Nếu mặt đường nơi vận hành không bằng phẳng, nhiều gờ mấu thì sẽ gây hại rất nặng cho bánh xe. Phần lốp bên ngoài bị trầy xước nặng, xe đẩy vận hành xóc và nặng nề. Cảnh báo sử dụng trên dốc 10. Nhấn phanh khi dừng, đỗ xe đẩy ở những nơi có địa thế dốc.
Tác động yếu tố thời tiết lên bánh xe 11. Chú ý ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới hoạt động bình thường của bánh xe, xe đẩy.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top