Hướng dẫn chọn mua bánh xe chịu nhiệt độ cao

Bánh xe đẩy thường được sử dụng chỉ trong khoảng nhiệt độ 5°C – 60°C tùy theo điều kiện làm việc trong nhà hay ngoài trời. Tuy nhiên có những ngành phải sử dụng bánh xe đẩy trong điều kiện nhiệt độ cao tới như lò nướng, lò sấy, hấp. Khi đó cần sử dụng một loại bánh xe chuyên dụng gọi là bánh xe chịu nhiệt.

Ứng dụng của bánh xe chịu nhiệt

Bánh xe chịu nhiệt ở Việt Nam dùng nhiều nhất là cho ngành công nghiệp thực phẩm, chủ yếu để gắn vào xe đẩy INOX có nhiều ngăn và khay đựng bánh đưa vào trong lò nướng. Một mẻ bánh làm hết khoảng 10 – 60 phút, sau đó đưa ra ngoài nghỉ 10 – 20 phút để thực hiện các bước dỡ lắp khay cũ, khay mới. Một ngày các lò nướng có thể làm được chừng 10 – 20, 30 lần như vậy.
Buồng chờ cho giá lắp bánh xe chịu nhiệt

Phòng chờ cho xe đẩy hàng vào lò nướng bánh

Tên bánh Nhiệt độ (°C) Thời gian (phút)
Macaroon 150 20
Madeira Cake 175 55
Rye Bread 185 50
Sponges 190 15
Farm Bread 205 40 moist
Crusty Rolls 220 20 moist
Pasties 230 15
Cinnamon Log 245 10
Apricot Slice 260 30

Blog bánh xe có xin được bảng nhiệt độ và thời gian nướng một số loại bánh thông dụng hiện nay

Lựa chọn chất liệu bánh xe chịu nhiệt đúng cách

Phân mục Bánh xe chịu nhiệt có 3 loại chất liệu chính là Nylon chịu nhiệt, Phenolic và Gang. Cần lưu ý rằng khi nhiệt độ tăng lên, khả năng chịu lực và sức bền của bánh xe sẽ kém đi. Đặc biệt là nhựa: qua thời gian dài chịu nhiệt cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa làm bánh xe mau bị hư hỏng hơn. Do vậy cần khảo sát rõ nhiệt độ, tính chất công việc và môi trường sử dụng để chọn loại chất liệu phù hợp. Blog bánh xe đã tổng hợp sẵn cho bạn chi tiết ưu và nhược điểm của từng loại theo nội dung ghi dưới đây.

1. Bánh xe chịu nhiệt nhựa Nylon

Chất liệu là chính Nylon – có thể là PP hoặc PA (nhưng tốt nhất là PA) pha thêm sợi thủy tinh. Nhiệt độ làm việc tốt nhất ở mức 150 – 200°C. Bánh xe chịu nhiệt nhựa Nylon có thể chịu được nhiệt độ cao hơn mức này nhưng không được quá lâu, cụ thể là 30 phút ở mức 230°C và 5 phút ở mức 260°C. Bánh xe chịu nhiệt nhựa Nylon còn chịu nước, chịu dầu mỡ và bền với nhiệt. Do độ cứng lớn và khả năng bền với nhiệt nên bánh xe chịu nhiệt nhựa Nylon cỡ nhỏ sẽ khó gia công tròn (có thể hơi méo) do chất nhựa cứng nên khi gia công ở nhiệt độ cao rồi làm nguội sẽ rất khó để định hình chính xác. Trong một số trường hợp còn phải đem mài để bánh xe được tròn hơn. Nylon pha thủy tinh chịu nhiệt được đánh giá là chất liệu dùng bền, tốt và ổn định nhất cho các lò nướng bánh và lò hấp, lò sấy. Bánh xe chịu nhiệt bánh Nylon pha thủy tinh

Bánh xe chịu nhiệt lốp nhựa Nylon pha thủy tinh của SUPO. Chân khóa bằng hợp kim nhôm và có lắp bi vòng (x2) kèm mỡ chịu nhiệt chuyên dụng

UPDATE: 15/12/2017: Hàng mới bánh xe đẩy chịu nhiệt lốp nhựa PA. Có bi vòng (x2) và khóa kép bằng hợp kim nhôm

2. Bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic

Có nhiều lý do mà nhựa Phenolic không thể trở thành chất liệu chịu nhiệt tốt nhất dù rằng khả năng chịu nhiệt và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với dòng nhựa Nylon pha thủy tinh ở trên. Nhiệt độ làm việc của Phenolic có thể từ 100 – 300°C nhưng nhựa Phenolic rất mỏng manh và dễ vỡ. Xin lưu ý thêm rằng khả năng chịu tải của bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic sẽ giảm nhanh tỷ lệ nghịch với nhiệt độ làm việc. Ví dụ tải trọng từ mức 125kg ở 100°C có thể giảm chỉ còn 40kg ở nhiệt độ 300°C. Do vậy thường thấy là bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic chỉ thích hợp cho các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thực phẩm hoặc lò sơn, hấp hoặc sấy. Tuổi thọ sử dụng của nhựa Phenolic cũng thấp hơn kha khá so với Nylon chịu nhiệt.

Trong điều kiện làm việc có nhiệt độ cao (250 – 300°C) và kéo dài nên chọn bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic gia cường thêm chất độn vô cơ (inorganic fillers) và Teflon.

Bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic

Bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic thường có bề mặt mịn, trơn bóng, nhưng cũng dễ bị trầy xước

CẢNH BÁO: Bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic không phù hợp cho ứng dụng cần tải trọng lớn hoặc chỉ ở mức trung nhưng bánh xe có chịu thêm tác động ngoại lực từ mặt nền xấu không nhẵn hoặc đường gồ ghề

 3. Bánh xe chịu nhiệt Gang đúc

Bánh xe chịu nhiệt bằng Gang đúc có khả năng chịu được nhiệt độ cao nhất, lâu nhất bền nhất và cũng là loại bánh xe chịu nhiệt có tải trọng cao nhất. Khi sử dụng bánh xe chịu nhiệt bằng Gang ở nhiệt độ cao (cỡ từ 250°C trở lên) và thương xuyên cần chú ý tới mỡ bôi trơn. Mỡ bôi trơn cũng phải là loại chuyên dụng để có thể sử dụng được lâu dài trong điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Bánh xe chịu nhiệt bánh Gang

Nhược điểm của bánh xe chịu nhiệt bằng Gang đúc là thiết kế thô ráp, nặng nề, ồn ào. Cũng cần chú ý là bánh xe Gang đúc rất dễ gây xước vỡ nền lát gạch, đá hoa và nền sơn

Bánh xe chịu lạnh (nhiệt độ thấp)

Ngược với yêu cầu bánh xe chịu nhiệt còn có nhu cầu bánh xe chịu lạnh – làm việc trong các kho lạnh, kho bảo quản. Thường khi nhiệt độ xuống dưới 5°C, phần lốp bánh xe sẽ biến cứng nhanh chóng. Các loại mỡ bôi trơn bình thường cũng mất tác dụng. Thêm vào đó, bi hạt trong cổ xoay và bi vòng bị đóng đá khiến bánh xe không xoay hướng mà cũng không nhúc nhích được. Do vậy cần phải dùng đến loại mỡ bôi trơn chuyên dụng của hàng không là loại pha chế đặc biệt để có thể làm việc tốt ở nhiệt độ -30°C và mỡ này cần được thay thế mỗi 06 – 12 tháng.

Về chất liệu lốp cần chú ý  là dưới tác động của nhiệt độ thấp, lốp bánh xe sẽ bị lão hóa rất nhanh (đặc biệt là nhựa PU). Bánh xe đẩy chịu lạnh lốp nhựa PA là giải pháp thích hợp có chi phí thấp nhưng nếu mua được bánh xe có lốp gia cường bằng sợi thủy tinh sẽ dùng được lâu hơn trong môi trường lạnh.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top