Các yếu tố ảnh hưởng tới tải trọng của bánh xe

Bánh xe chân tăng chỉnh (SUPO F)
Hãng SUPO một trong những hãng công bố tải trọng bánh xe đúng giá, đúng chất lượng

Thông thường các nhà máy sản xuất bánh xe công bố tải trọng trên Catalog là tải trọng tối đa hoặc tải trọng tối ưu. Có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 cách công bố này, cụ thể như sau:

  • Tải trọng tối đa: tải trọng là mức tải tối đa bánh xe hoặc xe đẩy có thể chịu được. Miễn sao đặt hàng đến mức đó mà bánh xe không bị hư hỏng, gãy ngay là được.
  • Tải trọng tối ưu: tải trọng là mức tải mà khi chất lên vẫn đảm bảo cho bánh xe hoặc xe đẩy vận hành nhẹ nhàng. Tuổi thọ sản phẩm được đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng.

Như vậy có thể thấy ngay tải trọng tối đa chỉ là con số để marketing vì nó không cho người sử dụng biết được chất lượng và độ bền thật của sản phẩm. Cái người tiêu dùng muốn biết nhất là tải trọng tối ưu. Và Bánh xe đẩy hàng Hà Nội đã thể hiện quan điểm của mình trong bài viết 1 năm trước đây về tải trọng tối ưu:

Để xác định được tải trọng tối ưu, các nhà máy dùng bài Test tải trọng theo tiêu chuẩn EU kết hợp với Test độ dễ lăn với lò xo tính lực. Ngoài ra tải trọng này chỉ áp dụng cho môi trường làm việc đảm bảo 3 yếu tố sau:

  1. Mặt nền sử dụng phẳng
  2. Nhiệt độ làm việc trong khoảng 20 – 30 °C
  3. Tốc độ di chuyển không vượt quá 4 km/h

Nếu môi trường làm việc của bạn đạt 3 tiêu chí trên, bạn chỉ cần mua bánh xe có tải trọng lớn hơn tải trọng cần chuyên chở trên website haophong.com là có thể yên tâm về độ bền và chất lượng sản phẩm.

Các bánh xe đẩy sử dụng trong môi trường không đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên sẽ có tải trọng thực tế thấp hơn tải trọng lý thuyết. Bạn cần áp dụng thêm các cách tính khác nữa. Theo kinh nghiệm tham khảo từ nhiều nhà sản xuất, Bánh xe đẩy hàng Hà Nội có công thức tính tải trọng an toàn như sau:

Mặt nền không bằng phẳng, nhiều gờ mấp:

Công thức tính tải trọng 01 cái bánh xe phải chịu là:

X = (A+B) / (n-1)

  • X: Tải trọng tối thiểu mà 01 bánh xe phải chịu
  • A: Khối lượng khung xe
  • B: Khối lượng hàng cần chở (lớn nhất có thể)
  • n: Số bánh xe sử dụng

Bạn phải chia cho số lượng bánh xe -1 là vì: Trên lý thuyết xe đẩy 4 bánh thì khối lượng sẽ được dàn đều lên mỗi bánh. Ví dụ bạn xếp 400kg thì mỗi bánh xe chịu tải trọng 400 / 4 = 100kg. Tuy nhiên thực tế không như vậy vì những lý do sau đây:

  • Hàng hóa xếp không cân đều trên sàn xe.
  • Bánh xe tiếp xúc không đều với mặt nền. Như bạn kê bàn, ghế trong nhà bị cập kênh thì xe hàng cũng vậy. Thường chỉ có 3 bánh xe tiếp xúc tốt, bánh xe còn lại có thể bị treo hoặc tiếp xúc ít.
  • Bánh xe di chuyển trên mặt nền xấu, nên ngoài trọng lượng hàng còn phải chịu thêm ngoại lực từ sự va đập với vật cản.

Lưu ý: Tải trọng công bố trên website haophong.com là mức tải trọng tối ưu áp dụng với điều kiện:

  • Môi trường làm việc có nhiệt độ 20 – 30°C
  • Bánh xe lăn trên mặt nền phẳng
  • Tốc độ di chuyển ≤ 2km/h với bánh xe có đường kính ≤ 80mm. Hoặc ≤ 4km/h nếu bánh xe có đường kính lớn hơn.

Khối lượng hàng và tốc độ di chuyển

Khối lượng hàng và tốc độ di chuyển có ảnh hưởng lớn tới độ bền của sản phẩm. Nếu sử dụng quá tải hoặc quá tốc độ lẽ dĩ nhiên tải trọng thực tế của bánh xe sẽ bị suy giảm.

1. Bảng đối chiếu mức độ ảnh hưởng dưới đây:

KHỐI LƯỢNG HÀNG
(KG/ 01 BÁNH XE)
TỐC ĐỘ DI CHUYỂN
(KM/H)
TẢI TRỌNG CÒN LẠI
(%)
< 2004 ≤100
< 2004 – 685
< 2006 – 870
≥ 2004 ≤100
≥ 2004 – 680
≥ 2006 – 860
Mức suy giảm tải trọng tỷ lệ thuận với khối lượng hàng đang chở và tốc độ di chuyển.

Với tốc độ cao di chuyển trên mặt nền dù chỉ hơi không bằng phẳng cũng đã bị rung và lắc. Những lực tác động không thẳng hướng trọng tâm xuống dưới đất như vậy sẽ gây hư hại cho cổ xoay và góp phần làm tăng ma sát.

Máy kéo có thể chở cùng lúc nhiều xe đẩy hàng một lúc. Các xe đẩy nối với nhau thành một hàng dài
Chỉ di chuyển máy kéo với tốc độ càng nhỏ càng tốt. Theo khuyến nghị trong của các nhà sản xuất bánh xe công nghiệp là 2 – 5km/h

Lưu ý: Trường hợp dùng máy (xe điện, xe rơ moóc) để kéo xe đẩy thì bạn cố gắng đi với tốc độ nhỏ nhất có thể. Vì rằng bánh xe đẩy hàng chỉ dùng làm các xe đẩy bằng tay, chỉ phù hợp với tốc độ 4 – 5km/h mà thôi. Với tốc độ chỉ lớn hơn đôi chút thì ngoài sự suy giảm tải trọng ở trên còn phát sinh thêm một vấn đề là tăng nhiệt độ bề mặt bánh xe. Điều này đăc biệt nghiêm trọng với các loại bánh xe có lốp bằng nhựa PU – loại chất liệu kém chịu nhiệt và độ ẩm.

2. Tham khảo thêm thông tin từ Website nước ngoài:

Nguồn: https://www.casterconcepts.com/top-speed-for-industrial-casters/

Trích nguyên văn:

When choosing a caster for your application “speed” is usually the last thing anyone thinks about. However, it should be one of the main factors in your choice.

Looking at speed in applications is not “black and white.” There is not a standard minimum or maximum speed. It all depends on how you are using the caster. The casters in our catalog are rated to normal walking speeds (3 mph has been set by the industry). There are many different applications where speed becomes an issue. There are AGV’s, tugers, and forklifts that are used to push and tow different types of carts in many different applications.

If the cart is being towed at a high rate of speed. Many issues can occur:

Flutter – This is when the caster rattles, and vibrates. It is very loud and is caused when a caster is towed too fast. It can be fixed by extending the swivel lead.

Poly issues – High speed means you are generating more heat. Heat and polyurethane do not mix. If the speed is to fast the poly can heat up and become brittle. It can also affect the bond of the poly to the core, and can also peal off.

Capacity – The faster you tow or push decreases the capacity of the caster.

Nhiệt độ môi trường

Trong trường hợp nhiệt độ khắc nghiệt nên chọn bánh xe dòng chịu nhiệt chuyên dụng và chỉ được phép di chuyển trên mặt nền phẳng với tốc độ không vượt quá 4 km/h để đảm bảo an toàn lao động cũng như độ bền của bánh xe đẩy.

Scroll to Top