Chất liệu của bánh xe rời và tính chất lý hóa của chúng (2011)

I. Chất liệu bánh xe đẩy rời

Chất liệu làm bánh xe, căn cứ vào phần lốp nới tiếp xúc với mặt đường; thông thường được chia làm 3 loại theo thứ tự thông dụng và phổ biến như sau:

1. Bánh xe đẩy cao su:

Bánh xe đẩy hàng lốp cao su


Là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Nhờ có nguồn nguyên liệu cao su trong nước dồi dào nên mặt hàng bánh xe cao su của Việt Nam rất có sức cạnh tranh so với các hàng ngoại nhập. Nếu so sánh với bánh xe cao su Nhật Bản, hàng Việt Nam về chất lượng có thể đạt mức điểm 8/10 nhưng với giá thành chỉ 4/10 so với hàng Nhật. Bánh xe lốp cao su gồm:

  • Cao su đặc chạy bạc hoặc lắp ổ bi: Một số hãng bánh xe áp dụng công nghệ ép chèn hạt nhựa cỡ nhỏ vào tâm của bánh xe cao su để gia cố thêm khả năng chịu lực đè của lõi mà phần vành ngoài vẫn có đặc tính mềm và đàn hồi đặc trưng của cao su (Tiêu biểu là sản phẩm bánh xe cao su của công ty Kiến Hưng). Phần lõi được gia cố thêm một ống nhựa gia cường – có khả năng chịu ma sát, chịu mài mòn và nhiệt sinh ra khi vận hành hệ thống xe đẩy.
  • Cao su đặc mâm thép: Lốp bánh xe là một vòng cao su đặc, 2 bên được ép bởi 2 đĩa thép. 2 đĩa thép này được gắn với nhau nhờ các boulon hoặc đinh tán giúp chúng cố định vòng lốp. Ưu điểm là dễ sản xuất, đường kính bánh lớn tùy ý, tuy nhiên loại bánh xe này sẽ cho tải trọng không cao. Hiện nay, các loại bánh lốp cao su đặc mâm thép cỡ nhỏ (Ø125 trở xuống) đã lỗi thời và đang dần biến mất khỏi thị trường. Có thể nhận thấy điều đó qua sự xuống dốc của mặt hàng này qua tỷ lệ hàng của các công ty TENTE, Star Rollen, Rhombus, vv…Bánh xe cao su mâm thép dòng 250-4
  • Cao su đặc cốt gang: Dòng bánh xe rời rất phổ thông tại Việt Nam nhờ tận dụng ưu thế đúc gang với chi phí thấp và công nghệ đúc gang không đòi hỏi nhiều về mức đầu tư. Hơn nữa thành phẩm làm ra có khối lượng tương đối nặng nên phần nhiều sẽ khiến người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên theo xu hướng chung của thế giới, đúc cốt gang tốn kém nghuyên nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường nên sẽ dần dần được thay thế bằng cốt thép hoặc thậm chí là cốt nhựa. Xin giới thiệu một số sản phẩm Bánh xe cao su đặc cốt gang của hãng Phong Thạnh – trùm dòng bánh xe cao su tại Việt Nam:
Bánh xe cao su cốt gang dòng B loại xuất khẩu


  • Cao su đặc cốt thép:
    Là sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay. Thiết kế “box style” của Nhật ngoài việc đem lại sự chắc chắn và khả năng chịu lực của bánh xe mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho sản phẩm và hệ thống xe đẩy. Bánh xe đẩy hàng Hà Nội hiện đang phân phối mặt hàng Bánh xe cao su cốt thép TF Series của hãng GLOBE. Chất lượng cao su đạt tiêu chuẩn Châu Âu: không có mùi và không lăn vết (ngay cả khi mài bánh xe trên nền nhà).Bánh xe cao su cốt thép (Globe - dòng TF)
  • Cao su lốp hơi: Gồm 2 loại: lốp hơi có săm và lốp hơi không săm (tubeless tire). Để dễ hình dung, loại lốp hơi có săm có thiết kế tương tự như lốp xe đạp; còn lốp các xe máy tay ga hiện nay đã được áp dụng cho lốp hơi không săm. Bánh xe lốp hơi có khả năng chống sốc, chống rung chấn rất tốt. Ngoài ra bánh xe rất nhẹ, thuận tiện cho mang vác theo người để sử dụng trên nhiều địa hình khác nhau. Thường dùng cho khu vực văn phòng và y tế. Thông tin thêm là: Bánh xe đẩy hàng Hà Nội hiện đang thúc tiến việc cho ra đời bánh xe cao su lốp hơi không săm.
  • Loại khác: Cao su đặc cốt nhôm, cao su đặc cốt nhựa, cao su chống tĩnh điện (thực chất là cao su dẫn điện).

2. Bánh xe đẩy nhựa

Ở Việt Nam, ngoài hạt nhựa được làm từ nhà máy lọc dầu Dung Quất và hạt nhựa tái sinh thì nguyên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài. Trong số các loại nhựa, nhựa PU được dùng nhiều hơn cả nhờ có dải độ cứng rộng, rất bền: khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt, chịu hóa chất rất tốt, và đặc biệt là nhựa PU ít gây nguy hại tới môi trường.

  • Lốp nhựa đặc chạy bạc hoặc lắp ổ bi: Loại chạy bạc có thiết kế đơn giản, dễ làm, giá rẻ và thường dùng cho các loại bánh xe tải nhẹ. Loại có ổ bi có thể cho tải trọng lớn (từ vài trăm kg đến hàng tấn trên một bánh xe). Thông thường nhựa sử dụng là nhựa PP hoặc PA.
  • Lốp nhựa, cốt nhựa: Cốt thường được làm bằng nhựa PP – cứng và bền. Phần lốp có thể là PU – có dải độ cứng rộng từ mềm như cao su tới cứng ngang với nhựa PA, khả năng chống chịu hóa chất và môi trường rất tốt. Tuy nhiên giá thành của nhựa PU cao hơn rất nhiều so với các loại nhựa thông thường như PA hoặc PP. Lốp PU thường được đúc ở môi trường nhiệt độ cao và áp suất lớn từ nguyên liệu là bột PU.
  • Lốp PU cốt gang/ thép: Tất nhiên là với cốt gang/ thép có thể dùng nhiều loại nhựa bọc ở ngoài nhưng đối với ngành công nghiệp bánh xe, nhựa PU là được dùng phổ biến hơn cả. So với loại PU cốt nhựa, lốp PU được đúc từ nguyên liệu PU lỏng dạng keo – bền vững hơn và có tuổi thọ lâu hơn so với PU bột.

3. Bánh xe kim loại

Bánh xe bằng gang đúc, gang rèn, gang xám, thép đúc hoặc thậm chí là INOX. Loại này thường dùng làm bánh xe cổng hoặc bánh xe chạy ray V. Ngoài ra vì bằng kim loại đã qua gia công nên bánh xe lốp kim loại có thể dùng cho các lò nướng bánh, lò luyện thép, vv… Lưu ý duy nhất với người sử dụng là không nên sử dụng trên các bề mặt đắt tiền (sàn đá, sàn sơn công nghiệp) do khả năng cày và phá của loại bánh xe này. Đặc biệt nguy hiểm trong giai đoạn nóng ra khi vừa đưa ra khỏi lò hoặc khi chất tải nặng.

II. Bảng tổng hợp đặc tính lý hóa (tham khảo)

1. Khả năng chịu tải, nhiệt độ, độ cứng và môi trường hoạt động

Bảng dưới đây thể hiện đặc tính kỹ thuật của bánh xe rời theo chất liệu cấu thành. Chú ý: Bảng số liệu chỉ mang tính tham khảo, tùy theo thực tế sử dụng xin Quý khách liên hệ với bộ phận tư vấn hoặc bán hàng để biết thêm chi tiết:

Hướng dẫn chọn chất liệu bánh xe theo môi trường làm việc

2. Bảng so sánh độ cứng

Dải độ cứng của bánh xe

2 thoughts on “Chất liệu của bánh xe rời và tính chất lý hóa của chúng (2011)”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top