Công văn: Về nhãn mác và các chứng từ bắt buộc khi gửi hàng bánh xe, xe đẩy

Kính gửi: Các nhà cung cấp

Để tránh các vấn đề về vi phạm pháp luật có thể xảy ra cho hàng hóa đi đường, chúng tôi đề nghị thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và chứng từ đi đường. Nội dung chi tiết như sau:

1. Nhãn mác hàng hóa

Đọc và thực hiện theo:

1. Nghị định 89/2006/NĐ-CP – Quy định về nhãn hàng hóa.

Theo đó hàng hóa đi đường bắt buộc phải ghi nhãn trên bao bì hàng hóa. Các nội dung bắt buộc phải có:

  • 1. Tên hàng hoá: Ghi rõ chất liệu của bánh xe rời: VD: cao su, nhựa PU, nhựa PP, vv…
  • 2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá
  • 3. Số lượng, cân nặng
  • 4. Ngày, tháng, năm sản xuất
  • 5. Thông số kỹ thuật: Ghi kèm trong tên hàng. VD: 75×25 cao su đen, 100×32 PU/PP. Hoặc gửi kèm theo tờ Catalog mini

Lưu ý: Hàng hóa đã có nhãn mác, ghi đầy đủ các nội dung theo quy định, nhưng nếu trên đường vận chuyển mà bị rách, mờ, vv… dẫn đến không đọc được thì cũng bị phạt.

Mức xử phạt căn cứ lỗi vi phạm (xem Điều 23 điều chỉnh tại Nghị định 112 dưới đây): do nhãn bị mờ hoặc ghi không đầy đủ và theo trị giá lô hàng (tính cả thuế VAT). Đối với đơn vị là đơn vị sản xuất mức phạt sẽ tăng gấp 2 lần. Thông tin chi tiết đọc tại:

1. Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 – Quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại

2. Thông tư 15/2008/TT-BCT ngày 02/12/2008 – Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 06

3. Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2011 – Bổ sung và sửa đổi một số điều của Nghị định 06.

Vận chuyển hàng hóa bằng bánh xe đẩy

2. Hóa đơn đi đường

Hàng hóa đi đường phải xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường. Về mức xử phạt có thể đọc:

1. Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 – Hướng dẫn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.

Theo đó:

5.3. Vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu người nộp thuế cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.

b) Phạt tiền 1.650.000 đồng, nếu người nộp thuế cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn từ trên 12 giờ đến 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng

c) Phạt tiền 3.000.000 đồng, nếu cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển sau thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, nhưng chưa ra quyết định xử phạt; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng

Trường hợp, cung cấp hoá đơn, chứng từ của lô hàng vận chuyển sau thời điểm cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hoặc không cung cấp hoá đơn, chứng từ thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế, trừ trường hợp người nộp thuế cung cấp được chứng từ nộp thuế hợp pháp về lô hàng vận chuyển trong thời hiệu khiếu nại theo quy định thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, mà bị xử phạt theo mức tiền phạt quy định tại điểm này.

Vì vậy cần tránh việc gửi thiếu chứng từ là Hóa đơn bán hàng. Trường hợp quên gửi phải thông báo ngay cho đơn vị vận tải để kịp bổ sung trong vòng 12h đầu.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top