Thuật ngữ kỹ thuật về bánh xe đẩy (2011)

I. Thuật ngữ đo đạc

Kích thước của bánh xe thường được tính theo đơn vị mm hoặc inch (1 inch = 1″ = 25.4mm = 2.54 cm). Thông thường đơn vị inch chỉ áp dụng cho các nước Châu Âu sử  dụng đơn vị đo của Anh.

Các kích thước quan trọng cần chú ý:
Thuật ngữ đo đạc bánh xe đẩy hàng1. Đường kính bánh xe: Đường kính bánh xe càng lớn thì càng chịu tải, linh hoạt và dễ lăn qua gờ, hố.  Do vậy nếu có thể hãy chọn mua bánh xe có đường kính càng lớn càng tốt.
2. Chiều cao tổng: Còn được gọi là chiều cao chịu tải. Là tổng chiều cao của toàn bộ bánh xe. Đây là yếu tố hay được người sử  dụng quan tâm nhất, nhưng lại ít được người bán chú ý.
3. Khoảng cách lỗ bắt ốc trên mặt đế: Khoảng cách tính từ  tâm lỗ bắt ốc này đến tâm lỗ bắt ốc kia của hình chữ nhật tạo bởi 4 lỗ bắt ốc. Loại bánh xe lắp cọc vít thì bạn phải chú ý tới kích thước ren và chiều dài của con boulon.
4. Độ lệch tâm: Càng lớn thì bánh xe càng dễ bẻ lái và xoay hướng – giống càng xe máy luôn phải nằm chéo thì mới dễ bẻ lái và điều hướng.
5. Chiều rộng bánh xe: Chiều dày tăng sẽ giúp tải trọng được dàn đều nhưng cũng sẽ gia tăng lực ma sát cản trở chuyển động. Thông thường, khu vực văn phòng, bệnh viện sẽ sử  dụng các loại bánh xe mỏng; khu vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng sẽ phải sử  dụng các bánh xe rất dày (50 – 100 mm).
Ngoài ra, còn môt số thuật ngữ chỉ kích thước khác dùng cho bánh xe như: đường kính lỗ lắp vòng bi (bạc đạn), chiều sâu của rãnh lắp bi, đường kính trục để áp dụng khi bánh xe có sử  dụng vòng bi. Hoặc đôi khi trong các trường hợp yêu cầu về tải trọng, cần chú ý tới cả chiều dày của càng thép, đường kính của hạt bi, kích thước của đinh tán chủ, trục, ê cu, vv…

II. Thuật ngữ  trong miêu tả, gọi tên bánh xe

Trong cách gọi tên, có thể xem qua bảng dưới đây:

Bánh xe rời chạy bạc Bánh xe rời chạy bi Bánh xe xoay Bánh xe cố định
Bánh rời chạy bạc Bánh rời chạy bi Đế, di động Đế, cố định
Bánh xe xoay có khóa đơn Bánh xe xoay có khóa kép Bánh xe cọc vít Bánh xe cọc vít có khóa đơn
Đế, phanh đơn Đế, phanh kép Cọc vít, di động Cọc vít, phanh đơn
Bánh xe cọc vít có khóa kép Bánh xe cọc giáo Bánh xe cọc giáo, xoay có khóa đơn Bánh xe cọc giáo, xoay có khóa kép
Cọc vít, phanh kép Cọc giáo, di động Cọc giáo, phanh đơn Cọc giáo, phanh kép

Theo đó, từ ngữ bánh xe có thể hiểu là bánh rời (không có bộ phận khung càng thép) hoặc bánh xe hoàn chỉnh (đầy đủ bánh rời và khung càng thép). Do vậy để tránh nhầm lẫn, nếu muốn nói bánh xe không nên sử dụng từ bánh rời hoặc bánh không để tránh nhầm lẫn.

Bánh rời chia đơn giản thành 02 loại: chạy bạc và chạy bi.

  • 1. Chạy bạc tức là phần cốt của bánh xe xoay tròn trên phần trục, thường áp dụng cho các bánh xe cỡ nhỏ hoặc yêu cầu tải nhẹ. Bánh chạy bạc nếu chất tải nặng khi di chuyển lực ma sát giữa cốt và trục là rất lớn nên khi đẩy sẽ thấy ì.
  • 2. Chạy bi thường dùng với bánh xe cỡ vừa (từ Ø75 trở lên), ở phần cốt của bánh xe có thiết kế để chứa ổ bi (bi vòng, bi đũa hoặc ổ bi chính xác). Nhờ thiết kế như vậy, bánh xe sẽ lăn êm, ít tiếng ồn và cũng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên ổ bi cũng có nhược điểm là phụ thuộc vào bảo dưỡng và môi trường cần tránh ẩm, do nước và hơi ẩm (nhất là khi trời nồm – khí hậu đặc trưng của Việt Nam) có thể gây két và gỉ vòng bi.

Bánh xe tùy theo cách lắp đặt sẽ có tên gọi riêng. Nếu lắp tấm mặt đế (mặt bích) để từ đó gá boulon hoặc hàn thì gọi là bánh xe mặt đế. Nếu lắp cọc vít, ren hoặc giáo >> bánh xe cọc vít, ren hoặc giáo tương ứng. Ngoài ra còn có một số kiểu lắp đặt khác như  cọc cá, đế mở nhưng không thông dụng lắm.

Tham số cuối cùng trong gọi tên bánh xe là kiểu bánh xe. Thông thường gồm các tham số sau: Di động không phanh ~ di động, Di động có phanh (nói rõ thêm là phanh kép, phanh gạt hoặc phanh đơn) và cố định. Thông thường bánh xe cố định không lắp bộ phận phanh (tất nhiên là trừ một số hãng bánh xe của Nhật Bản); bánh xe cọc không có bánh xe cố định.

III. Bánh xe và bộ phận ghi bằng tiếng Anh

  • Bánh rời: Wheel, wheel diameter, wheel width, load capacity, wheel material, bearing bore hole specification, bearing code, bearing specification.
  • Bánh xe: Total height, plate specification, bore hole spacing, bore hole diameter, swivel radius, screw specification.
  • Kiểu bánh xe: Swivel (Rotate), Rigid (Fixed), Top plate type, Screw (Threaded stem) type, Bolt type, Stem type.
    Phanh/ khóa/ hãm: Side brake, Mono brake, Dual brake, Total lock, Level brake.
  • Vòng bi: Sleeve, Ball bearing, Roller Bearing, Needle Bearing, Precious Bearing.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top