Cao su Việt Nam

Cao su có tên gọi bắt nguồn từ phiên âm tiếng Pháp là “Caoutchouc”. Cao su là một loại vật liệu polyme có độ đàn hồi tốt, dai và bền được nên được ứng dụng rất nhiều vào trong cuộc sống.

Phân loại: Xét về nguồn gốc, cao su được phân chia làm 2 loại chính là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp

1. Cao su tự nhiên

Cao su tự nhiên được khai thác từ mủ (nhựa) một loại cây gọi là cây cao su. Cây cao su có nguồn gốc từ Châu Mỹ.

Rừng cây cao su (nguyên liệu làm lốp cao su cho bánh xe)

Trên thế giới, có tới hơn 400 loại cây cao su, trong đó cây Hevea – Brasiliensis là cây cho nhiều mủ nhất. Một loại khác cũng cho nhiều mủ là cây Castilla.

Henry Wickham là người đã mang 70.000 hạt cây cao su từ Brasil nhập lậu về nước Anh năm 1876. Do khác biệt về thổ nhưỡng và khí hậu, chỉ có 2.600 hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Cũng từ đó cây cao su đã được nước Anh nhân rộng và phát triển đủ cung cấp cho cả một nền công nghiệp cao su về sau.

Hiện nay trên thế giới cao su tự nhiên vẫn là ngành công nghiệp mang lại doanh thu tỷ đô.

Tại Việt Nam cây cao su được chọn là một trong các cây kinh tế chủ lực để phát triển. Tính tới năm 2012, diện tích trồng cây cao su của Việt Nam đạt 850.000 hecta (tương đương 7% diện tích cao su toàn thế giới). Lượng cao su tự nhiên xuất khẩu đạt 1 triệu tấn giúp Việt nam trở thành nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới.

Hoàng Anh Gia Lai group hiện đang là tập đoàn sản xuất cao su với quy mô lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam

Trong giai đoạn 2012 – 2015, thị trường cao su chịu nhiều thiệt hại do giá thu mua cao su giảm mạnh nhưng đến giữ năm 2016 giá cao su đã dần dần phục hồi. Theo kế hoạch của chính phủ: dự kiến kế hoạch năm 2017-2020 Việt Nam sẽ tăng sản lượng lên 1,2 triệu tấn/ năm. 30% dành cho chế biến trong nước và 70% dành cho xuất khẩu.

2. Cao su tổng hợp

Khác với cao su tự nhiên, cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Bắt nguồn từ năm 1890, sự bùng nổ của các phương tiện giao thông đường bộ đặc biệt là ngành xe hơi đã kéo nhu cầu cao su tăng lên đột biến. Khi đó nguồn cung cao su tự nhiên khan hiếm buộc con người phải tìm ra giải pháp thay thế.

Năm 1910 – 1912 các nhà khoa học Anh và Đức đã nghiên cứu và tạo ra chất dẻo từ isopren. Sau chiến tranh thế giới thứ 1 loại cao su tổng hợp này đã bị thay thế bởi một loại cao su tổng hợp mới có tên Buna S – là đồng trùng hợp của butadien và styren được phổ biến tới nay.

Cao su tổng hợp được sử dụng thay thế cho cao su tự nhiên trong nhiều trường hợp nhờ tính chất ổn định, khả năng cơ, lý hóa được đánh giá là cao hơn nhiều so với cao su tự nhiên.

Ứng dụng của cao su

Có thể nói cao su là vật liệu không thể tách rời khỏi đời sống hiện đại bởi sự góp mặt của chúng đã và đang góp phần từng ngày thay đổi tiện ích cuộc sống. Cao su hiện hữu ở khắp mọi nơi có thể kể đến những sản phẩm nhìn thấy ngay trước mắt như săm lốp bánh xe, găng tay, thảm lót, ống cao su, trục lô, gioăng, băng tải cao su, vv…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top