Bánh xe đẩy chịu tải: càng thép hàn 2 bên VS 1 bên

Bánh xe đẩy chịu tải thường có thiết kế là 2 chân càng hàn bằng thép chết với cổ xoay. Thiết kế này nhằm đảm bảo lực đè ở trên được phân tán và truyền thẳng xuống qua hệ thống trục và dàn đều qua lốp bánh xe xuống mặt nền.

Bánh xe đẩy SUPO càng thép

Bánh xe đẩy chịu tải nặng có chân càng thép hàn chết với cổ xoay và tấm mặt đế

Có một vài điểm khác biệt giữa các nhà sản xuất khi gia công hàn chết chân càng thép: một số sẽ hàn hết cả 2 bên trong khi đó một số lại chỉ hàn phía bên ngoài mà thôi. Cách phân biệt cũng rất đơn giản, chỉ cần nhìn gốc của chân càng thép phía bên trong là được.

Bánh xe đẩy chân càng thép chỉ hàn 1 bên

Chân càng thép bánh xe đẩy chỉ hàn bên ngoài, phần bên trong không hàn nên có thể nhìn thấy một đường chỉ nhỏ màu đen sát phần tiếp xúc của chân càng thép với tấm mặt đế

Bánh xe đẩy chịu tải có chân càng thép hàn 2 bên

Chân càng thép của bánh xe đẩy được hàn cả bên trong và bên ngoài

Hiểu rất đơn giản phương pháp hàn chân càng bánh xe đẩy chịu lực cả 2 bên sẽ đảm bảo càng thép đứng thẳng và chịu lực tác động tốt cả chiều dọc và chiều ngang đảm bảo hệ thống xe đẩy làm việc ổn định và an toàn. Mối hàn được đảm bảo bền chắc, ít sự cố trong suốt thời gian sử dụng. Trong khi đó phương pháp hàn một bên lại giúp tiết kiệm vật liệu, thời gian và chi phí gia công nên sẽ có giá thành rẻ hơn. Nhưng bánh xe đẩy hàn kiểu này sẽ phải chấp nhận điểm yếu là chân càng chỉ cho phép sử dụng đúng tải trọng và di chuyển trên mặt nền phẳng để tránh sốc tải và lực tác động ngang. Ngoài ra cũng cần bảo dưỡng nhiều hơn và phải kiểm tra thường xuyên hơn để phát hiện rỉ sét ăn mòn mối hàn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top